Sản phẩm khác
THỐNG KÊ
  • Khách đang online: 1
  • Truy cập hôm nay: 177
  • Lượt truy cập: 2210126
  • Số trang xem: 2564509
  • Tổng số danh mục: 40
  • Tổng số sản phẩm: 46
QUẢNG CÁO
Bạn đang ở: Trang chủ » Tin tức » Cây nhàu và công dụng chữa bệnh của cây nhàu
TIN TỨC

Cây nhàu và công dụng chữa bệnh của cây nhàu

Cây nhàu còn được gọi là nhàu núi, nhàu rừng, nhàu lớn, tên khoa học là Morinda citrifolia L., thuộc họ cà phê (Rubiaceae).

Nhàu
là loại cây nhỡ hay gỗ, thân nhẵn. Lá hình bầu dục rộng, có góc ở gốc, mũi nhọn ngắn, nhọn hoặc tù ở chóp, dài 12-30cm, rộng 6-15cm, bóng láng, dạng màng. Hoa trắng, hợp thành đầu, đường kính 2-4cm. Quả nạc, gồm nhiều quả mọng nhỏ, màu vàng lục nhạt, bóng, dính với nhau, chứa mỗi cái 2 hạch có hạt. Hạt có phôi nhũ cứng.
 

 

Theo các nhà nghiên cứu, nhàu là loài của châu Á nhiệt đới và châu Đại Dương, có phân phối ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam . Thường mọc hoang ở nhiều nơi hoặc được trồng để làm thuốc.

Các bộ phận của
cây nhàu được dùng làm thuốc là rễ, quả, lá nhàu và vỏ cây. Trong đó, rễ nhàu thường được sử dụng nhiều hơn cả. Người ta đào một phần rễ của cây nhàu, rửa sạch đất cát, thái lát mỏng, phơi hoặc sấy khô để làm thuốc. Các bộ phận khác thường được dùng tươi. Thu hái quanh năm (lá tốt nhất vào mùa xuân, quả vào mùa hạ). Phân tích trong rễ nhàu có chứa glucosid anthraquinonic gọi là moridin, có tinh thể màu vàng cam tan trong nước sôi. Ngoài ra còn có các chất moridon, moridadiol, acid rubichloric, soranjidiol, alizarinmethyl ether và rubiadin 1-methyl ether. Lá nhàu cũng có chứa chất moridin.

Theo Đông y,
rễ nhàu có tác dụng nhuận trường, lợi tiểu, làm êm dịu thần kinh, hạ huyết áp. Thường dùng chữa cao huyết áp, nhức mỏi tay chân do phong thấp, đau lưng. Ngày dùng 20-40g rễ khô sắc uống. Có thể nấu thành cao 1:3, hoặc sao vàng rồi ngâm rượu.
 

Quả nhàu có tác dụng nhuận trường, lợi tiểu, kích thích tiêu hóa, trừ thấp nhiệt, điều kinh. Thường dùng để trợ tiêu hóa, chống táo bón, điều hòa kinh nguyệt, chữa bạch đới, băng huyết, phụ trợ chữa đái tháo đường, cao huyết áp. Ngoài ra còn chữa đau gân, ho cảm, lỵ. Người ta dùng quả nhàu chín chấm muối để ăn hoặc nướng chín để ăn. Quả nhàu non thái lát mỏng ngâm rượu, uống chữa phong thấp, đau lưng.

 

    Quả nhàu có tác dụng nhuận trường, lợi tiểu, kích thích tiêu hóa, trừ thấp nhiệt, điều kinh. Thường dùng để trợ tiêu hóa, chống táo bón, điều hòa kinh nguyệt, chữa bạch đới, băng huyết, phụ trợ chữa đái tháo đường, cao huyết áp. Ngoài ra còn chữa đau lưng, xương khớp, gout, ho cảm, lỵ, ... Người ta dùng quả nhàu chín chấm muối để ăn hoặc nướng chín để ăn. Quả nhàu non thái lát mỏng ngâm rượu, uống chữa phong thấp, đau lưng, nhức mỏi xương khớp.

    Quả nhàu chín còn được ướp đường để lấy nước cốt nhàu. Cách làm như sau: quả nhàu 1kg, đường cát trắng 300g. Cho quả nhàu đã rửa thật sạch vào lọ thủy tinh, ủ thật chín, sau đó trôn đều với đường cát rồi đậy kín, để lâu khoảng 3 tuần. Lấy ra tán nhuyễn trên rây để lọc lấy nước cốt, đựng trong lọ sạch, bảo quản cẩn thận để dùng dần. Nếu bảo quản ở tủ lạnh càng tốt, phòng được nấm mốc làm hỏng nước thuốc. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần1 muỗng (thìa) canh, trước bữa ăn.

    Người ta cũng có thể dùng trái nhàu khô, rửa sạch. Mỗi ngày dùng 20-30 gram sắc uống hằng ngày như uống trà. Hoặc dùng nhàu khô để ngâm rươu cứ 1kg nhàu ngâm với 2 lít rươu trắng, ngâm từ 30-45 ngày, mỗi ngày uống 2-3 lần mỗi lần 30ml (1 ly nhỏ).
 

Quả nhàu non (hoặc rễ nhàu) 600g, thái lát mỏng, phơi hoặc sấy khô, ngâm với 1 lít rượu tốt, sau 2-3 tuần là dùng được. Ngày uống 30-50ml trước bữa ăn. Chữa phong thấp, đau lưng, nhức mỏi tay chân


Lá nhàu có tác dụng làm tăng lực, hạ sốt, làm êm dịu và điều kinh. Thường dùng chữa lỵ, tiêu chảy, cảm sốt, nấu canh để ăn bổ dưỡng. Dùng ngoài, rửa lá thật sạch, giã nát đắp giúp vết thương mau lành, vết loét, làm mau lên da non. Hoặc lấy dịch lá thấm vào vải gạc đắp chữa viêm khớp đau nhức. Ngày dùng 12-20g sắc uống. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Vỏ cây nhàu có tác dụng trợ tiêu hóa, bổ khí huyết cho sản phụ. Liều dùng 8-12g/ngày, sắc uống