Sản phẩm khác
THỐNG KÊ
  • Khách đang online: 1
  • Truy cập hôm nay: 107
  • Lượt truy cập: 2218800
  • Số trang xem: 2573376
  • Tổng số danh mục: 40
  • Tổng số sản phẩm: 46
QUẢNG CÁO
Bạn đang ở: Trang chủ » Tin tức » Cây trái nhàu (noni) và cây rễ nhàu
TIN TỨC

Cây trái nhàu (noni) và cây rễ nhàu

Cây trái nhàu (noni) và cây rễ nhàu

Bài viết của GS Tôn Thất Trình 

Cách đây gần 40 năm, khi thăm quan các nhà máy và đồn điền mía bao la, cơ giới hóa tối đa,  chúng tôi đã mục kích ngành mía đường Hawaii, tuy lề lối canh tác, tuyễn chọn, thu họach, chế biến được xem là tân tiến trên thế giới, than vãn là trên phương diện kinh tế không còn có thể cạnh tranh, sống còn được nổi với mía đường Brasil, Nam Mỹ, dù rằng lúc đó việc cúp trợ cấp chưa đặt ra vì phong trào tòan cầu thương mãi. 

Sau đó thì ngành công nghệ thơm [dứa – khóm (pineapple industry)],  tượng trưng cho (tiểu)  bang Hoa Kỳ thứ 50 này, cũng bị khủng hỏang, sa sút vì cạnh tranh của thơm dứa chở tới Hoa Kỳ rẽ hơn từ Thái Lan, Phi Luật Tân, Brasil, Trung Quốc (và Đài Loan), Ấn độ và Costa Rica (không thấy nói đến thơm dứa Việt Nam chứng tỏ rằng ngành công nghệ này ở Việt Nam còn tụt hậu quá, trước đây chỉ xuất khẩu khóm đóng hộp sang các nước xã hội Đông Âu, trả tiền mua khí giới).

 Hảng Fresh Del Monte Produce Inc, tuyên bố tháng 2 năm 2006 là sẽ chấm dứt mọi họat động về thơm dứa Hawaii vào giữa năm 2008 và sa thải 700 nhân viên. Có một lúc, các đồn điền trồng thơm dứa Hawaii  đã phải đưa nhân công Á Châu vào làm công nhân vườn thơm dứa.

Alan Wong, một lảnh tụ và chủ nhân nhiều tiệm ăn gồm có tiệm Pineapple Room nói: Chúng tôi đã mất những gì Hawaii có trước đây, nhưng chúng tôi đã tiến tới một thời sung túc tốt đẹp hợn. Nếu bạn muốn một mùi vị Hawaii, bạn có thể có những phương cách bạn chưa bao giờ có trước đây.

Wong nhớ lại lúc còn niên thiếu làm nhân công tại đồng trồng thơm ở trung tâm đảo Oahu, lương 1.60 đô la Mỹ một giờ. Nay nhiều phần các đồn điền đồ sộ trên đảo đã chuyễn qua tay các tiểu nông hay chia lô và làm các thương xá phức tạp. Đúng là một thời đại khác, có phần buồn thảm. Nhưng khi các cây trồng truyền thống suy thóai, các nông chủ chuyễn qua các nông phẩm chuyên biệt hơn hầu bán giá cao hơn.

Ken Kamiya trồng đu đủ (nhắc lại đu đủ Solo cuối thời Pháp thuộc ở miền Nam, nhưng lai phổ biến nhiều hơn ở Tây Phi Châu, đã được Hawaii tuyễn chọn, thương mãi hóa khắp thế giới) nói, khi ông chất trái vào hộp: nghề nông ở Hawaii không còn lợi lộc gì nữa hết. Muốn cho nông nghiệp phát triễn thật sự, chúng ta cần xuất khẩu. Chúng ta cần đưa trái ra khỏi xứ và đưa tiền vào trong xứ.

Chuyễn tiếp qua các hốc tường  trái cây  và rau đậu (vegetables) mỗi ngày một gia tăng, từ 20 năm qua. Lợi tức thu về từ các nông phẩm như cà phê, hoa, xòai và các trái cây nhiệt đới đã lên đến 403 triệu đô la Mỹ năm 2004 so với 204 triệu đô la năm 1984, theo bộ Canh Nông bang Hawaii. 

Trong khi đó sản xuất thơm dứa chỉ còn 83.1 triệu năm 2004, từ 88.9 triệu năm 1984. Diện tích trồng thơm trụt xuống còn khỏang 6750 ha năm 2004, so với trên 16 000 ha năm 1987. Nhiều nông trang chủ trước đây thu họach thơm, nay trồng những lọai mới. Và một số nhân viên hảng Del Monte bị sa thải cũng sẽ làm như thế. 

Các cây mới hiện đang khuếch trương thay thế thơm là cây trái nhàu (noni), đu đủ và dẽ bi [Úc châu quả cứng (macadamia nuts, noix du Queensland)]  đang bắt đầu ra trái.

 

Phân biệt giữa cây trái nhàu (noni) và cây rễ nhàu

Đầu thập niên 1950, nhiều bác sĩ và dược sĩ muốn cổ vỏ trồng cây nhàu lấy rễ (đôi khi cã vỏ nữa) hầu trích các chất alkaloids làm thuốc trị cao huyết áp, an thần và nhất là chất reserpine trị bệnh điên lọan; nhưng nay lại nghi là reserpine gây ra ung thư.

Rễ nhàu chứa khỏang 1.04% tổng số các alkaloids, trong đó nồng lượng reserpine khỏang 1/10, như vậy rễ nhàu chứa 1 phần ngàn reserpine. Tông rễ nhàu Rauwolfia thuộc họ Trúc (trước) Đào Apocyanacea, gồm thêm nhiều tông chi (genus), khác chúng ta trồng thưởng thứ bông đẹp như Trúc đào Nerium, bông huỳnh đường, alaman đà (Allamanda), bông dừa (pervenche) Cataranthus, bông sứ - bông đại Plumeria, v.v…. 

Đây là một tông có chừng 50 lòai trên thế giới, tìm thấy ở rừng nhiệt đới Phi Châu, Á châu. Nhưng chỉ có hai lòai được trồng trọt trước đây. Là lòai Rauwolfia vomitoria Afz. mọc hoang ở Trung Phi Châu, có lúc vài nơi cố khuếch trương nhưng nay đã bải bỏ là Bờ Biển Ngà (Côte D’ Ivoire) và nhất là Congo (tên cũ là Zaire), năm 1960 sản xuất rễ nhàu xuất khẩu nhiều nhất trên 1000 tấn rễ nhàu. Lòai thứ hai là Rauwolfia serpentina Benth. trồng ở Trung tâm Lâm học Dehra Dun ở Ấn độ. Cây trồng thực nghiệm sản xuất 4.4 tấn rễ nhàu khô mỗi ha, sau 3 năm. G S Phạm Hòang Hộ lại ghi danh tông Rauwolfia là Ba Gạc, liệt kê ra ở nước ta được 12 lòai. Ghi R. vomitoria là Ba gạc thổ tìm thấy ở miền Trung (?) và R. serpentine là Ba Gạc thuốc tìm thấy ở Kontum.

Còn cây khai thác trái, cây “trái” nhàu hay nhàu hay cây noni, trái ép lấy nước (noni juice) đắng, đang được khuyến khích trồng thay thơm dứa ở Hawaii, hiện bán cao giá một chai đến 30 đô la Mỹ. Vì được quảng cáo là chửa nhiều bịnh: sốt vì cảm cúm, lây nhiễm da, đau dạ dày và các bệnh hô hấp.

Tên la tinh là Morinda citrifolia L. var. bracteata Hook, tên Anh là Indian Muberry hay dâu tằm Ấn Độ, thuộc họ cà phê Rubiaceae. G S Phạm Hòang Hộ còn liệt kê 2 lòai nhàu khác là nhàu thuốc Morinda officinalis How (còn gọi là cây ruột gà hay Ba kích thiên) là một thân leo, rễ căn hành phù to mọc ở ven rừng Hà Bắc, Quảng Ninh, thân có lông mịn, trái đỏ có lông được dùng  để trị phong thấp, hạ huyết áp; và nhàu lá nhỏ Morinda parvifolia Bartl, cũng là một thân leo có lông mịn vàng vàng, trái màu xám khi chín trở màu vàng cam, dùng để trị bướu, ung thư bạch huyết.

Trong số 10 lòai của tông Morinda có mặt ở nước nhà, đáng kể nhất là nhàu nhuộm Morinda tomentosa Heyn (hay Morinda tinctoria Roxb.) mọc ở rừng còi miền trung xuống đến Tây Ninh, đại mộc nhỏ, lá to, vỏ cho tannin để nhuộm, trái xanh xào ăn hay pha cà ri.

Vài loài khác như nhàu tán Morinda umbellata L., một tiểu mộc bình nguyên, trái nhàu chín ăn được trái xanh trộn thêm làm cà ri.  Morinda citrifolia là một  đại mộc, to lớn cao 7 – 10 m, thân và lá không lông, thường mọc ở ven rừng dựa nước, trái vàng vàng, rễ cũng dùng được để nhuộm vải lụa, trái được ghi dùng trị cúm, hen, huyết áp cao, phong thấp, lợi kinh, thông cổ, trị bịnh hầu, bạch huyết.

Trái lạt, chứ không đắng như tài liệu noni Hawaii, ăn được khi thiếu lương thực ở vùng đảoTahiti. Morinda citrifolia var. bracteata là cây rừng nguyên thủy các đảo Thái Bình Dương, do Mỹ quản trị. Tài liệu đến năm 2002 cho biết là đảo Sulewasi, Inđônexia cũng như Singaporecó du nhập trồng thử cây trái nhàu này. Tài liệu của Viện Lâm Học, Hà Nội chỉ ghi là có trồng thử Nhàu thuốc Morinda officinalis ở các quận Hòanh Bô và Kế Bào tỉnh Quảng Ninh, năm 2002 đã sản xuất được 200 tấn rễ phù tươi, nhưng sau đó thì sản xuất hầu như không còn, năm 2004 chỉ còn độ 10 tấn.

Báo cáo chung với chuyên viên Hà Lan (FAO) cho biết là sau 4 năm trồng, sản xuất 3 - 4 kg/ha  (? ). Tài liệu của Hawaii cho biết là cây noni trồng trên đất đá hay đất nham thạch hỏa diệm sơn, nhiều nhất ở đảo Kailua Kona. Không bón phân hóa học nên được xếp vào hạng trái hửu cơ (organic fruit), nhưng đôi khi tưới tiêu khi cây còn nhỏ. Chắc là Hawaii có thử nhiều thứ giống Noni cho mỗi lọai đất , tiểu khí hậu v.v…